logo
logo
AI Products 

Thành lập doanh nghiệp 2022

avatar
Oplaw Company
Thành lập doanh nghiệp 2022

Thành lập doanh nghiệp/ công ty chính là bước khởi đầu cho con đường phát triển phía trước, đây là một dấu hiệu đáng mừng cho những dự án trẻ đang ngày càng sinh sôi và lớn mạnh. Nhưng việc thanh lập doanh nghiệp có những lợi ích gì và có nên thành lập doanh nghiệp hay không thì vẫn là điều nhiều nhà kinh doanh còn thắc mắc. Hôm nay, hãy cùng Oplaw tìm hiểu lí do phải thành lập một doanh nghiệp và quá trình để đưa một công ty/ doanh nghiệp có thể bắt đầu kinh doanh đúng theo quy định của pháp luật

Mục bài viết

1. Tại sao phải thành lập doanh nghiệp

1.1 Khái quát chung

Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh. 

Theo quy định tại Luật doanh nghiệp hiện hành, có tất cả 5 loại hình doanh nghiệp có thể được lựa chọn để đăng ký thành lập:

+ Công ty TNHH 1 thành viên;

+ Công ty TNHH 2 thành viên trở lên;

+ Công ty cổ phần;

+ Công ty hợp danh;

+ Doanh nghiệp tư nhân;

Mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có các ưu, nhược điểm và điều kiện thành lập riêng. Việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp sẽ phụ thuộc vào nhu cầu của nhà đầu tư tại thời điểm thành lập. 

1.2 Lợi ích khi đầu tư kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp

Việc thành lập doanh nghiệp để đầu tư kinh doanh mang đến khá nhiều lợi ích cho nhà đầu tư, như là:

+ Thứ nhất, doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật sẽ có được sự bảo hộ của pháp luật đối với các tư liệu sản xuất, các tài sản trí tuệ và quyền sở hữu công nghiệp…

+ Thứ hai, các doanh nghiệp Việt Nam có tư cách pháp nhân hợp lệ tất nhiên sẽ được hưởng những quyền và lợi ích hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam cũng như các ưu đãi từ nhà nước trong một số trường hợp nhất định. Ví dụ như được giảm thuế giá trị giá tăng khi mua sắm cho doanh nghiệp, nhận được các gói hỗ trợ dành riêng cho doanh nghiệp,…

+ Thứ ba, đăng ký thành lập doanh nghiệp đồng nghĩa với việc nhà đầu tư sẽ tạo dựng được thương hiệu cho riêng mình, từ đó có cơ hội để làm chủ hoạt động kinh doanh, xây dựng một mô hình kinh doanh chuyên nghiệp, nghiêm chỉnh và hoàn thiện hơn.

2. Điều kiện chung để thành lập doanh nghiệp

2.1 Về chủ thể thành lập

Tất cả mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam ngoại trừ các trường hợp không có quyền thành lập và quản lý được quy định tại Điều 17.2 Luật Doanh nghiệp 2020:

“a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

  1. b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
  2. c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;
  3. d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

  1. e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.

Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;

  1. g) Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự

2.2 Về ngành, nghề đăng ký kinh doanh

Những Doanh nghiệp trong tương lai được quyền tự do hoạt động kinh doanh trên những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Tuy nhiên, doanh nghiệp chỉ được phép hoạt động những ngành nghề mà mình đã đăng kí hồ sơ thành lập doanh nghiệp tại các cơ quan có thẩm quyền. Vậy nên, doanh nghiệp cần xác định rõ ngành nghề mình cần kinh doanh và tiến hành đăng ký đúng mã ngành nghề theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp, phát sinh thêm ngành nghề mới sau khi thành lập thì có thể tiến hành bổ sung tại cơ quan nhà nước.

– Một số ngành nghề khi kinh doanh, cần bổ sung một số chứng chỉ và giấy tờ riêng, tùy theo từng ngành nghề mà bộ, sở quản lý ngành nghề đó có các quy định riêng. Chính vì thế, các chủ sở hữu tương lai của công ty cần tìm hiểu rõ những quy định theo từng ngành đó, để chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, bắt đầu sự nghiệp của chính mình.

Các ngành, nghề bị cấm đầu tư hiện này được quy định tại Luật Đầu tư 2020:

Điều 6: Ngành, nghề cấm đầu tư:

  1. Cấm các hoạt động đầu tư kinh doanh sau đây:
  2. a) Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I của Luật này;
  3. b) Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của Luật này;
  4. c) Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật này;
  5. d) Kinh doanh mại dâm;

đ) Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người;

  1. e) Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;
  2. g) Kinh doanh pháo nổ;
  3. h) Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.”

Trong trường hợp ngành, nghề kinh doanh vi phạm danh mục trên, doanh nghiệp sẽ không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh từ Phòng đăng ký kinh doanh để hoạt động kinh doanh hợp pháp. 

2.3 Về tên doanh nghiệp

Việc xác định tên doanh nghiệp khi mới thành lập cũng chính là xác định bộ mặt của công ty, doanh nghiệp mới. Đặt tên doanh nghiệp không những đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật mà phải cần có ý nghĩa đối với bản thân và thuận lợi cho việc phát triển thương hiệu sau này. Chính vì thế, doanh nghiệp cần lựa chọn tên doanh nghiệp đúng theo quy định theo bộ luật doanh nghiệp 2020 và lựa chọn tên doanh nghiệp mới có ý nghĩa và mang lại nhận diện thương hiệu ngành mình kinh doanh, thuận tiện cho phát triển sau này.

a, Theo Luật doanh nghiệp 2020

Tên doanh nghiệp hợp lệ phải bao gồm 2 thành tố sau: “LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP + TÊN RIÊNG”

– Khi doanh nghiệp xác định lựa chọn 1 trong 5 loại hình đăng ký doanh nghiệp thì phải thêm tên loại hình đó vào TÊN DOANH NGHIỆP, phía trước tên riêng của doanh nghiệp.

Một số cách viết loại hình doanh nghiệp như sau:

+ Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn: “công ty trách nhiệm hữu hạn”, “công ty TNHH”;

+ Đối với công ty cổ phần: “công ty cổ phần”, “công ty CP”;

+ Đối với công ty hợp danh: “công ty hợp danh”, “công ty HD”;

+ Đối với doanh nghiệp tư nhân: “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN”, “doanh nghiệp TN”..

Ví dụ: Công ty TNHH WOO thì “ Công ty TNHH” là loại hình doanh nghiệp; “Woo” là tên riêng  

b, Các quy định khác khi chọn tên cho doanh nghiệp mới thành lập:

  • Đầu tiên, không được đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký được quy định tại Điều 41 của Luật này.
  • Thứ hai, không được sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp được chấp
  • Cuối cùng, không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc

Để tránh việc này, nhà đầu tư có tra cứu tên những doanh nghiệp đã thành lập tại Cổng thông tin quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp trước khi chọn tên chính thức để thực hiện đăng ký doanh nghiệp.

2.4 Về trụ sở chính của doanh nghiệp

Nhiều Doanh nghiệp thường xem nhẹ việc đặt trụ sở công ty. Tuy nhiên, việc đặt trụ sở vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh sau này:

  • Nơi đặt trụ sở của Công ty sẽ quyết định Cơ quan quản lý trực tiếp của Doanh nghiệp về thuế, bảo hiểm xã hội, công đoàn, ….;
  • Giấy tờ nhà đất liên quan tới nơi đặt trụ sở sẽ ảnh hưởng tới thời gian làm thủ tục ban đầu về thuế, thông báo đặt in, phát hành hóa đơn.
  • Địa chỉ không rõ ràng sẽ ảnh hưởng tới quá trình giao dịch với đối tác (Khách hàng khó khăn trong việc tìm địa chỉ của Doanh nghiệp);
  • Địa chỉ không rõ ràng sẽ dẫn tới việc viết thông tin trên hóa đơn sẽ có nhiều sai lệch, từ đó có thể dẫn tới thiệt hại về chi phí, về thuế của Doanh nghiệp.

Chính vì thế, doanh nghiệp mới thành lập cần phải lựa chọn trụ sở đáp ứng những yêu cầu của pháp luật như

  • Không đặt trụ sở công ty tại địa chỉ là căn hộ chung cư hoặc nhà tập thể có mục đích là để ở
  • Xác định cụ thể thông tin địa chỉ trụ sở chính
  • Địa chỉ đặt trụ sở chính của doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của từng ngành nghề

Đọc thêm: Những quy định về địa điểm kinh doanh, trụ sở của công ty/ doanh nghiệp mới thành lập

3. Về hồ sơ thành lập doanh nghiệp, thành lập công ty

Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ là hồ sơ có đầy đủ giấy tờ theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 đồng thời, nội dung các giấy tờ đó được kê khai đầy đủ theo quy định của pháp luật.

Tùy từng loại hình doanh nghiệp mà bạn mong muốn thành lập, thành phần hồ sơ được quy định tại các điều 19, 20, 21, 22 Luật Doanh nghiệp 2020. 

Kế tiếp, trừ các trường hợp được miễn lệ phí, người thành lập doanh nghiệp phải nộp lệ phí đăng ký doanh nghiệp tại thời điểm nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Việc nộp lệ phí có thể được thực hiện trực tiếp hoặc chuyển khoản qua tài khoản của Cơ quan đăng ký kinh doanh. 

3.1 Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp

Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

  1. Tên doanh nghiệp;
  2. Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
  3. Ngành, nghề kinh doanh;
  4. Vốn điều lệ; vốn đầu tư;
  5. Thông tin về cổ phần đối với công ty cổ phần;
  6. Thông tin đăng ký thuế;
  7. Số lượng lao động dự kiến;
  8. Họ, tên, chữ ký, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, giấy tờ pháp lý của cá nhân hoặc thành viên công ty;
  9. Thông tin người đại diện theo pháp luật của công ty.

Nhà đầu tư có thể chuẩn bị Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu tại PHỤ LỤC I, Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT ngày 16 tháng 3 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp. 

3.2 Điều lệ công ty

Điều lệ công ty là văn bản quan trọng của doanh nghiệp. Chủ công ty cần phải dành thời gian để nghiên cứu và quy định điều lệ để bảo vệ công ty/ doanh nghiệp của mình một cách tốt nhất. Vì vậy, soạn thảo điều lệ cần có sự tham gia của những người am hiểu luật doanh nghiệp để điều lệ thực hiện đúng chức năng bảo vệ quyền lợi cho chủ sở hữu và những người liên quan.

Điều lệ công ty được xây dựng từ khi doanh nghiệp mới thành lập và được sửa đổi xuyên suốt trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

Các nội dung cần đảm bảo được quy định trong điều lệ được quy định tại Điều 24.2 Luật doanh nghiệp 2020, bao gồm các vấn đề huyết mạch như cơ cấu tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh, phương thức quản lý của công ty. 

Bước đầu đăng ký thành lập doanh nghiệp, nhà đầu tư cần lưu ý một số điều khi tiến hành soạn thảo điều lệ công ty:

  • Thứ nhất, đảm bảo đúng quy định của các luật liên quan
  • Thứ hai, tôn trọng nguyên tắc tự nguyện, thỏa thuận của các bên
  • Thứ ba, khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, Điều lệ công ty phải có chữ ký của các chủ thể có liên quan, được quy định cụ thể tại Điều 24.3 Luật Doanh nghiệp 2020. 
  • Thứ tư, việc sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty đều phải được thông qua sau khi tiến hành họp bàn, biểu quyết, có biên bản họp.

3.4 Danh sách thành viên 

Đối với những công ty/ doanh nghiệp mới thành lập mà lựa chọn các hình thức góp vốn từ hai người trở lên (Ngoại trừ công ty Cổ phần),Hình thứcCÔNG TY HỢP DANH hoặc CÔNG TY TNHH HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN, khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, cần chuẩn bị danh sách thành viên và đối với từng loại hình lại có những quy định riêng.

Mẫu danh sách thành viên của công ty TNHH hai thành viên trở lên và công ty hợp danh được quy định lần lượt tại PHỤ LỤC I-6 và PHỤ LỤC I-9 Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT ngày 16 tháng 3 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp. 

3.5 Danh sách cổ đông

Khi đăng ký thành lập CÔNG TY CỔ PHẦN, nhà đầu tư cần chuẩn bị danh sách cổ đông sáng lập.

Mẫu danh sách cổ đông sáng lập của Công ty Cổ phần được quy định tại PHỤ LỤC I-7 Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT ngày 16 tháng 3 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp.

Trong trường hợp có sự góp vốn của cổ đông nước ngoài, hồ sơ cần bao gồm danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài. 

Mẫu danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài được quy định tại PHỤ LỤC I-8 thông tư trên. 

3.6 Các giấy tờ pháp lý cần thiết khác thành lập doanh nghiệp

Đối với từng loại hình doanh nghiệp, khi thành lập cần yêu cầu một số giấy tờ để chứng minh năng lực pháp lý của chủ sở hữu hoặc người góp vốn. Chủ doanh nghiệp cần chuẩn bị những tài liệu theo hình thức doanh nghiệp mình lựa chọn. Đối với:

a, Doanh nghiệp tư nhân


  • Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.

b, Công ty hợp danh

  • Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư

c, Công ty trách nhiệm hữu hạn

  • Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;
  • Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.
  • Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.

d, Công ty cổ phần

  • Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;
  • Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với cổ đông là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức.
  • Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.

4, Thủ tục, quy trình đăng ký thành lập doanh nghiệp

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ cho quá trình thành lập doanh nghiệp, thành lập công ty

Sau khi xác định loại hình doanh nghiệp được chọn để đầu tư kinh doanh, nhà đầu tư cần tiến hành soạn thảo đầy đủ và chính xác thành phần hồ sơ mà bài viết đã cung cấp. 

Số lượng: 1 bộ.

Bước 2: Nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp

Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền có nghĩa vụ đăng ký doanh nghiệp với Cơ quan đăng ký kinh doanh. Việc đăng ký hiện nay có thể được thực hiện theo 3 phương thức chính:

– Đăng ký trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh. 

Cơ quan có thẩm quyền là Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp.

– Đăng ký qua địch vụ bưu chính.

– Đăng ký trực tuyến tại Công thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (https://dangkykinhdoanh.gov.vn). 

Đây là phương thức tiên tiến nhất, thông qua hệ thống, người thành lập công ty cổ phần có thể chuẩn bị và nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tới cơ quan đăng ký kinh doanh mà không cần phải trực tiếp đến cơ quan đăng ký. Kế tiếp, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ tiếp nhận, xem xét xử lý hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và thông báo kết quả giải quyết thủ tục đăng ký doanh nghiệp. Do đó, phương thức giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp, năng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Bước 3: Đóng lệ phí khi doanh nghiệp mới thành lập

Lệ phí đăng ký thành lập doanh nghiệp hiện hành là 100.000 đồng/lần. Người thành lập doanh nghiệp nộp lệ phí trực tiếp bằng dịch vụ thanh toán điện tử. 

Tuy nhiên, trong trường hợp doanh nghiệp lựa chọn thực hiện đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử thì sẽ được miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp.

Bước 4: Nhận kết quả 

Trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ xem xét hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp Giấy đăng ký doanh nghiệp nếu hồ sơ hợp lệ. 

Trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ có thông báo bằng văn bản về các nội dung cần sửa đổi, bổ sung. Trường hợp hồ sơ đăng ký công ty cổ phần bị từ chối, Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ có thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp và nêu rõ lý do.

5, Một số câu hỏi thường gặp khi thành lập doanh nghiệp

5.1 Một số loại thuế cần đóng khi đăng ký thành lập doanh nghiệp

Bên cạnh lệ phí đã đóng trong quá trình đăng ký thành lập doanh nghiệp, nhà đầu tư còn phải dự trù 1 số loại chi phí cố định khác như: 

  • Lệ phí môn bài
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp
  • Thuế thu nhập cá nhân

5.2 Các công việc cần thực hiện để doanh nghiệp bắt đầu hoạt động

  • Một công ty mới đã được thành lập và pháp luật đã ghi nhận, tuy nhiên để hoàn thiện thể chế và hoạt động kinh doanh thực sự, doanh nghiệp cần có những bước công việc dưới đây để một công ty có thể hoạt động theo đúng mục tiêu đề ra.
  • Mở tài khoản ngân hàng
  • Kê khai lệ phí môn bài
  • Khắc con dấu và đăng ký chữ ký số 
  • Bổ nhiệm kế toán trưởng, người phụ trách kế toán
  • Đăng ký thuế lần đầu
  • Treo biển hiệu tại doanh nghiệp

6, Tại sao nên chọn OPLAW để bắt đầu xây dựng một doanh nghiệp mới

  • Được thành lập và vận hành bởi đội ngũ nhân viên tâm huyết và trình độ chuyên môn cao, và nhiều kinh nghiệp trong lĩnh vực pháp lý doanh nghiệp, OP Law cung cấp dịch vụ trợ giúp đăng ký và thành lập doanh nghiệp hướng đến sự phù hợp và tối ưu nhất đối với việc kinh doanh của khách hàng.Chi phí hợp lý đối với lợi ích của khách hàng đặt ra và sự liêm trực trong hợp tác là những giá trị OP Law muốn đem lại. Bên cạnh đó, chúng tôi sẵn sàng trở thành người bạn đồng hành với quý khách hàng, cung cấp những giải pháp và dịch vụ pháp lý hiệu quả nhất trên con đường kinh doanh, từ giai đoạn bắt đầu cho đến vận hàng và những vấn đề liên quan sau này của bạn. 

Nguồn: Thành lập doanh nghiệp 2022

Địa chỉ của oplawvn trên google map: https://goo.gl/maps/b2Sk59T9KXz6koxi9

collect
0
avatar
Oplaw Company
guide
Zupyak is the world’s largest content marketing community, with over 400 000 members and 3 million articles. Explore and get your content discovered.
Read more