Có thể nói dinh dưỡng của thai nhi sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào mẹ, cho nên mẹ có chế độ ăn uống cân bằng đầy đủ chất theo một cách khoa học sẽ giúp cho con trẻ không thiếu hụt chất dinh dưỡng cũng như là chậm phát triển về thể chất lẫn tinh thần khi lớn. Nhưng khi mẹ lại ăn quá nhiều so với nhu cầu khuyến cáo từ chuyên gia thì sẽ dẫn đến tình trạng dư thừa năng lượng, tích tụ mỡ bụng ở trong cơ thể bé.
Từ đó sẽ làm mẹ tăng cân, tích trữ nhiều chất béo trong cơ thể đây cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, các vấn đề về tim mạch, đột quỵ, trầm cảm.
Cho nên các mẹ bầu cần phải đảm bảo chế độ dinh dưỡng trong suốt quá trình mang thai, vì điều này sẽ giúp cho bé sinh ra và phát triển tốt, khỏe mạnh. Đặc biệt là vào 3 tháng cuối của thai kỳ là giai đoạn thai nhi phát triển về da thịt, tư chi, các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo, khi vào 3 tháng cuối của thai kỳ mẹ bầu cần tăng từ 6-7kg để có thể đáp ứng cho sự phát triển mọi mặt của bé.
Bên cạnh đó, việc bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cho cơ thể vào giai đoạn này, còn giúp cho mẹ bầu có một cơ thể khỏe để chuẩn bị bước vào quá trình vượt cạn.
Nhu cầu dinh dưỡng ở 3 tháng cuối thai kỳ
Cho nên, các thai phụ cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng khi mang thai, điều này sẽ giúp cho bé khỏe mạnh và phát triển tốt. Đã có rất nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, khi trẻ sinh ra có đầy đủ dưỡng chất sẽ có IQ cao hơn với trẻ suy dinh dưỡng. Tuy nhiên, trí tuệ còn quyết định bởi gen.
Khi ở 3 tháng cuối của thai kỳ thì chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu sẽ thay đổi về trọng lượng, lớn hơn so với ở những tháng trước.
+Năng lượng: Sẽ tăng thêm 475 Kcal/ngày so với người bình thường.
+Protein: Tăng 18g/ngày.
+Chất béo: Chiếm 20 - 25% tổng số năng lượng (60g chất béo/ngày). Các chất béo không chỉ giúp tăng năng lượng mà còn giúp hòa tan các vitamin min tan trong dầu.
+Vitamin: Vitamin A (500mcg/ngày), vitamin D (5mcg/ngày), vitamin B12 (2.6mg/ngày), Vitamin B1(1.4mg/ngày), vitamin C (80mg/ngày), folic (600mcg/ngày)
+Chất khoáng: Canxi (1,000mg/ngày), sắt (tăng từ 15 - 30 mg/ngày so với khi chưa mang thai), Kẽm ...
VẬY ĂN GÌ ĐỂ THAI NHI TĂNG CÂN NHANH THÁNG CUỐI THAI KỲ
Các y bác sĩ tại phòng khám đa khoa Miền Trung cho biết, sau đây là những loại thực phẩm giúp thai nhi tăng trưởng nhanh chóng vào những tháng cuối thai kỳ, mà các chuyên gia luôn khuyến cáo mẹ bà nên tăng cường vào thực đơn trong mỗi bữa ăn hàng ngày. Nhưng không phải cái gì nhiều quá cũng sẽ tốt, các mẹ chỉ nên sử dụng với hàm lượng vừa đủ để tránh tình tăng cân mất kiểm soát ở thời kỳ này.
Thực phẩm giàu sắt và protein
Mẹ bầu cần phải bổ sung thêm chất các sản phẩm giàu chất sắt trong 3 tháng cuối thai kỳ, để có thể ngăn chặn tình trạng thiếu máu, xuất huyết khi sinh nở thậm chí là sinh non. Khi ở giai đoạn này, thai phụ cần phải đảm bảo bổ sung 27mg sắt/ngày. Các thực phẩm chứa nhiều chất sắt sẽ có trong các loại thịt đỏ như heo, bò,...
Protein cũng đóng vai trò rất quan trọng cho sự phát triển của bé, các loại acid amin ở thực phẩm giàu protein như trứng, thịt, đậu lăng, đậu xanh, đậu và các sản phẩm từ sữa sẽ cung cấp cho mẹ khoảng 75 - 10 gam protein theo khuyến nghị mỗi ngày.
Thực phẩm giàu canxi
Trong 3 tháng cuối thai kỳ việc bổ sung canxi vô cùng quan trọng, vì hàm lượng canxi sẽ hỗ trợ và phát xương của bé giúp cho cấu trúc xương được vững vàng và săn chắc. Vào thời kỳ này, các mẹ bầu hãy bổ sung 1000 gam canxi mỗi ngày theo như chỉ định từ chuyên gia, các loại thực phẩm như sữa, phô mai, paneer, sữa chua đây là loại thực phẩm giàu canxi nhất và nó còn cung cấp thêm vi khuẩn có lợi cho đường ruột.
Vậy mẹ bầu cần ăn gì để giúp con tăng cân nhanh tháng cuối thai kỳ
Thực phẩm giàu magie
Cùng với canxi, người mẹ cũng cần magie với một lượng tương xứng để đồng hóa canxi. Magie giúp giảm bớt triệu chứng chuột rút ở chân, thư giãn cơ bắp và cũng ngăn ngừa sinh non. Cứ 1,000 gam canxi cần 400mg magie để đồng hóa. Nguồn thực phẩm có giàu magie như: đậu đen, cám yến mạch, lúa mạch, atiso, hạnh nhân và hạt bí ngô.
Thực phẩm giàu DHA
DHA là một trong những acid béo cần thiết cho sự phát triển não của trẻ. Với khối lượng là 200mg mỗi ngày sẽ giúp cho bộ não của bé phát triển rất tốt. Các món ăn như cá ngừ, quả óc chó, hạt lanh là những thực phẩm cung cấp DHA phong phú. Cho nên, các mẹ bầu hãy bổ sung những thực phẩm này trong khẩu phần ăn hằng ngày, đặc biệt là giai đoạn của 3 tháng cuối thai kỳ.
Thực phẩm giàu acid folic
Các thực phẩm giàu acid folic như rau có màu xanh đậm, cam, bột yến mạch, bánh mì, ngũ cốc nguyên hạt, ngũ cốc tăng cường,... là các thực phẩm rất giàu chất Acid folic sẽ làm giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh của thai nhi, hỗ trợ sự phát triển về hệ thần kinh của trẻ nhỏ. Các mẹ bầu phải bổ sung ít nhất 600-800mg acid folic mỗi ngày thông qua khẩu phần ăn khi đang mang thai đặc biệt ở giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ.
Thực phẩm giàu chất xơ
Táo bón là tình trạng rất dễ xảy ra ở trong quá trình mang thai, theo đó một chế độ giàu chất xơ sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng táo bón mà còn có thể làm sạch mật và nước trong đường tiêu hóa bởi vì hấp thụ chất xơ, cho nên hãy uống thật nhiều nước để tốt cho cơ thể. Với các loại thực phẩm giàu chất xơ như trái cây, hoa quả tươi, các loại hạt, đậu, ngũ cốc,... nên thêm vào khẩu phần ăn của bà mẹ mang thai đặc biệt trong 3 tháng cuối.
Thực phẩm giàu vitamin C
Các mẹ bầu cần tăng lượng vitamin C sẽ giúp hấp thụ tốt hơn trong giai đoạn thai kỳ. Các loại thực phẩm giàu nguồn vitamin C dồi dào như cam, quýt, chanh, dưa, bưởi, tiêu xanh, bông cải xanh,...
Chế độ dinh dưỡng ở 3 tháng cuối thai kỳ vô cùng quan trọng vì nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự hoàn thiện cấu trúc xương của trẻ và sức khỏe của mẹ để chuẩn bị bước giai đoạn sinh nở. Cho nên, các mẹ cần phải duy trì chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất, thai phụ cần phải chú ý và tránh những thực phẩm không tốt cho sức khỏe của mình. Cách tốt nhất, các mẹ bầu nên thực hiện theo chế độ dinh dưỡng theo khuyến cáo từ chuyên gia dinh dưỡng và bác sĩ.
Nguồn ** https://dakhoamientrung.vn/an-gi-de-thai-nhi-tang-can-nhanh-thang-cuoi-thai-ky.html
Thông tin liên hệ : phòng khám đa khoa miền trung